Mua trà Thái Nguyên những điều cần biết

Trà xanh giúp chống lại và ngăn ngừa bệnh ung thư,nhưng chính những sản phẩm để ngăn ngừa ung thư lại chứa đầy những nguy cơ gây bệnh,tại sao ?

Trên thị trường hiện nay, ngoài các loại trà được bán theo cân, lạng, không có bao bì, nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trà trộn hóa chất,phẩm mầu….thì còn xuất hiện nhiều sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng “Thái Nguyên”

Trong khi chúng không hề có tên cơ sở sản xuất, địa chỉ liên lạc. Và đặc biệt, là đặc sản nhưng các loại trà này được bán lan tràn trên các vẻ hè và các tuyến đường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Với những lời rao hàng hợp tình, hợp lí ,Trà này là của Thái Nguyên, ngon vô cùng nhưng giá rẻ.

Những loại trà mang mác trà Thái Nguyên này được thiết kế bao bì bằng giấy bạc vô cùng bắt mắt có mức giá giao bán khoảng 120.000 đồng/kg và muốn lấy bao nhiêu cũng có. Song tìm hiểu kỹ ta sẽ phát hiện ra vô số điểm không hợp lý ví dụ như

  • Nhãn hiệu ghi rõ ràng là “trà đặc sản Thái Nguyên” nhưng không hề xuất hiện cơ sở sản xuất, khi được hỏi người bán hàng chỉ trả lời chung chung “Ở ngoài đó, người ta cứ lấy chung là trà Thái Nguyên thôi”

  • Thứ 2, Trà Thái Nguyên hoàn toàn không có mức giá rẻ như thế, bởi các sản phẩm như: trà móc câu, nõn tôm hay búp,… đều có giá không dưới 300.000 đồng/kg,trà bình dân cũng dao động từ 100.000 đồng/kg vụ chính.

“Nhà tôi vừa trồng vừa đồng thời cũng trực tiếp sản xuất bán vậy còn thấy rẻ,mà khách mua ở đâu rẻ hơn thì phải xem lại “Trích từ người làng nghề thái nguyên .”

Không chỉ rao bán tại lan tràn trên các vẻ hè, các con đường mà tại nhiều khu chợ truyền thống người tiêu dùng cũng dễ dàng tìm mua các loại trà trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất sứ này. Rồi cũng xuất hiện không ít trang mạng chào bán lan tràn trà đặc sản Tân Cương (tỉnh Thái Nguyên), trà Thái Nguyên ngon nhất… Nhưng, ngoại trừ các website chính thức của một số công ty, nhà phân phối lớn, uy tín thì đa số các trang còn lại đều “tù mù” về nguồn gốc, chất lượng.

Theo Điều tra của nhóm phóng viên về việc làm trà bẩn, hiện nay, rất dễ mua nguyên liệu trà trôi nổi. Nếu lấy số lượng lớn, giá nguyên liệu này chỉ khoảng từ 30.000–40.000 đồng/kg, nếu cứ trực tiếp đóng thành phẩm, giả thương hiệu uy tín thì không dễ dàng bán được nên các đối tượng này sẽ áp dụng nguyên tắc trộn thêm trà ngon theo tỉ lệ 30/70 (70% trà không rõ nguồn gốc) rồi đóng gói, phân phối ra thị trường. Việc này sẽ giúp khách hàng khó phát hiện, việc cung ứng được lâu dài hơn.

Và thực tế, việc chế biến, đóng gói các loại trà không rõ nguồn gốc, trôi nổi biến chúng thành sản phẩm có thương hiệu không hề khó khăn. Các dụng cụ như cân đồng hồ, máy hút chân không… đều rất dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu, các loại máy móc khác cũng có thể mua được mà không cần tới bất cứ giấy tờ gì.

Chi phí thấp, lợi nhuận “khủng”. Theo nhẩm tính, chi phí đầu tư cho một “dây chuyền” sản xuất trà giả với quy mô nhỏ chưa đầy 50 triệu đồng. Ở dây chuyền này, mỗi ngày, người làm giả có thể tuồn ra thị trường 100kg trà rởm. Hiện đại hơn, nếu dùng máy đóng gói trà tự động, người làm giả có thể sản xuất số lượng trà rởm tùy thích trong một ngày. Chi phí đầu vào thấp như vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy lợi nhuận “kếch xù” được thu về và đương nhiên ngày càng nhiều người hám lợi tham gia làm trà giả kiểu này.

Nguồn trên mạng !

Bài viết liên quan