Tại sao cần có chuỗi cung ứng mặt hàng chè thái nguyên ?

Chè Thái Nguyên đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả với nước ngoài.

Tuy nhiên,trong những năm gần đây hoạt của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ do đó đã làm giảm hiệu quả trong kinh
doanh mặt hàng chè Thái Nguyên, làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Thái Nguyên
trên thị trường trong nước và nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này cần phải nhìn nhận các vấn đề
còn tồn tại trong các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên.

Hiện nay,Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm chi phí… ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì phát triển chuỗi cung ứng chính là một trong những giải pháp hữu hiệu vì chuỗi cung ứng là một tập hợp các liên kết chặt chẽ của các tác nhân trong chuỗi với nhau nhằm quản lý các luồng hàng hóa (dịch vụ) và giá trị gia tăng của chuỗi nông nghiệp từ đó cung cấp cho khách hàng tốt hơn với chi phí thấp nhất có thể

Thái Nguyên Là vùng chè nổi tiếng của cả nước nhưng trên thực tế người trồng chè Thái Nguyên chưa tận dụng hết lợi thế của mình. Việc trồng chè chủ yếu là theo hướng hộ cá thể với diện tích trồng chè còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều do giống chè và kỹ thuật canh tác của từng hộ khác nhau.

Đối với chè thu hoạch được do không có điều kiện để bảo quản và giữ chè trong một thời gian dài vì vậy phải bán ngay kể cả khi không được giá. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ sản xuất với các DN chế biến. Nhiều hộ chưa tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong qúa trình sản xuất và chế biến chè. Các hộ nông dân trồng chè thì luôn phải lo lắng với hiện trạng được mùa rớt giá, doanh nghiệp chế biến thì nguồn nguyên liệu không ổn định cả về chất lượng
và giá cả.
Khâu chế biến: Chế biến chè chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thủ công là chính. Năm 2013, phương pháp chế biến này chế biến khoảng 124.700 tấn chè búp tươi chiếm khoảng 65% tổng sản lượng chè búp của tỉnh Thái Nguyên.

Chế biến công nghiệp còn ít chủ yếu là ở các DN chế biến chè chỉ đạt khoảng 67.160 tấn chiếm khoảng 35%
tổng sản lượng chè búp tươi và được thực hiện chủ yếu đối với các sản phẩm chè xanh và sản phẩm chè đen để xuất khẩu.

Hoạt động chế biến chè bằng phương pháp thủ công với phần lớn là máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu. Còn các dây chuyền thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp thiếu đồng bộ, đơn giản, chưa được đổi mới, sản phẩm chè chưa đa dạng, mẫu đơn giản. Các DN chưa thực sự chủ động về nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên liệu đầu vào còn chưa ổn định. Chi phí nguyên liệu cao, công suất sản xuất thấp vì không đủ nguyên liệu.

Khâu tiêu thụ: Trong những năm qua mặt hàng chè Thái Nguyên được tiêu thụ chủ yếu là trong nước, năm 2013 tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 80% chủ yếu là chè xanh được chế biến bằng phương pháp thủ công.

Chè tiêu thụ trong nước được bán với giá khá ổn định tuy nhiên đa phần là với mức giá thấp chưa tương xứng với thương hiệu nổi tiếng cả nước của chè Thái Nguyên. Giá chè xanh ổn định, trung bình từ 150.000 – 300.000 đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản xuất.

Chỉ có một lượng nhỏ của một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân – TP Thái nguyên; La Bằng – Đại Từ; Trại Cài – Đồng Hỷ… mặt hàng chè cao cấp mới có giá trị cao từ 600.000 – 2.500.000 đ/kg chè búp khô.

Sản phẩm chè xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu còn thấp chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng lượng chè, không chủ động được thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài, thiếu sản phẩm cao cấp và hệ thống quản lý chất lượng chè đồng bộ, giá chè xuất khẩu còn thấp, cụ thể: Chè đen từ 2,0 – 2,2 USD/kg; chè Nhật (Sen- tra) 3,2 USD/kg; chè xanh Việt Nam 2,8 USD/kg.

Trong khi đó, giá chè xuất khẩu trung bình của Ấn Độ đạt 4,3 USD/kg, Trung Quốc đạt 3,23USD/kg; Sri Lanka đạt 4,4USD/kg

Hiện nay chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc gia.

Như vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên là rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng chè Thái Nguyên, cho sự tồn tồn tại và phát triển của ngành chè Thái Nguyên.

Để giải quyết các vấn đề tồn tại cho chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè Thái Nguyên cần phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong đó với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phát huy vai trò của hiệp hội chè Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có các chính sách sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Thái Nguyên trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè.;…

Công Ty TNHH sản xuất thương mại Làng Chè Thái Nguyên là Doanh Nghiệp tiên phong chuyên cung cấp các sản phẩm như: Trà đinh ngọc,trà nõn tôm,trà móc câu và các dòng sản phẩm cao cấp khác…chúng tôi mong muốn,hợp tác liên kết các thành phần kinh tế để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

CHÂN THÀNH HỢP TÁC VÀ MONG QUÝ VỊ ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI !

Xưởng sản xuất Làng Chè Thái Nguyên

Địa chỉ : Xóm La Nạc, Xã La Bằng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0987.414.986

Email : langchethainguyen@gmail.com

Bài viết liên quan