Tại sao gọi là Chè Thái gái Tuyên ?

Chè Thái Nguyên hương vị thơm ngon khó quên,Gái tuyên quang dịu dàng đằm thắm cuốn hút lòng người.

Nói chè Thái Nguyên để nói đến cái tinh tế, đằm thắm, dịu dàng, thanh thoát của người con gái xứ Tuyên

  • Chè Thái Ngon !

MTMyMDY0ODYxNTM3OTlfMQ

  • “Chè Thái” là một đặc sản nổi tiếng ,là niềm tự hào của những người con đất Thái Nguyên, Nếu bạn là một người sành uống chè, thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được
  • Gái tuyên đẹp !

anh-hot-girl1494

Trước hết, có thể nói “gái Tuyên” đẹp là do lịch sử truyền thống. Xưa kia, Tuyên Quang là một vùng đất rộng lớn gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và một phần của Cao Bằng. Tuyên Quang là vùng đất cổ, mỗi địa danh đều có tên tuổi và ghi nhiều dấu tích của lịch sử, đều gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc… Cho đến nay, những dấu tích lịch sử ấy còn được lưu giữ và nằm trải dài ở nhiều nơi dọc theo mảnh đất xứ Tuyên. Trên Núi Thổ Sơn nằm ở trung tâm thành phố, bên cạnh dòng sông Lô hiền hòa còn lưu lại tấm bia đá từ thế kỷ XV, ghi: An biên viễn ải ưu kim bạc / Tuyên thành vạn cổ áng Thăng Long. (Tạm dịch: ở nơi biên cương xa xôi có nhiều vàng bạc. Thành Tuyên Quang muôn đời là nơi che chở cho đất Thăng Long).

Các triều đại phong kiến trước đây đều coi Tuyên Quang là vùng phên giậu ở phía Bắc của Tổ quốc và những vị tộc trưởng, tù trưởng ở đây được xem là “nanh vuốt” của triều đình.

Để giữ chắc phên giậu, nhà nước phong kiến phải kết giao và giữ mối quan hệ đối với các tù trưởng, tộc trưởng.

Trong đó, không loại trừ cả “kế mỹ nhân” là gả công chúa, quận chúa cho các tù trưởng, tộc trưởng để tạo dựng niềm tin, lòng trung thành. Bài văn bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) được khắc bằng chữ Hán trên một tấm bia đá từ thế kỷ XIII, đặt tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thuộc xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) có ghi tên một vị công chúa nhà Trần tên là Khâm Thánh, được vua cha gả cho tù trưởng Hưng Tông, một người có công chống giặc ngoại xâm.

Thế kỷ thứ XV nhà Mạc xây thành đắp lũy ở một số nơi và Tuyên Quang là nơi vương triều nhà Mạc chọn làm chốn định đô khi thất thế. Tuyên Quang hôm nay vẫn còn đó Thành nhà Mạc sừng sững giữa thành phố trẻ, như chứng nhân cho một thời kỳ thịnh trị của một triều đại.

Như vậy, Tuyên Quang từng là nơi “định cư” của nhiều vua chúa, quan lại, cung tần, mỹ nữ. Những người con gái đẹp được tuyển chọn làm thê thiếp lại phải là những người con gái “sắc nước hương trời”, được rèn giũa và dạy bảo đầy đủ gia phong, lễ nghĩa, phép tắc.

Từ đây ta có thể lý giải rằng, theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có thêm những công chúa, quận chúa được gả về đây và tháp tùng họ lên Tuyên Quang chắc chắn có cả một đoàn tỳ thiếp mỹ nữ được lựa chọn từ nhiều nơi cùng một đội ngũ quân binh tráng kiệt.

“Gái Tuyên” đẹp còn do điều kiện tự nhiên. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình có nhiều đồi núi cao, rừng rậm và hệ thống sông, suối dày đặc, khoảng 500 con sông suối lớn nhỏ chảy bao quanh. Khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 22 đến 24 độ C được coi là mát mẻ, không khí trong lành… Có lẽ đây là một điều kiện khá thuận lợi để tạo nên những làn da trắng nõn nà, mái tóc đen, mượt mà, nụ cười hồn nhiên, trong sáng của những cô gái miền sơn cước.

 

Mặt khác, ngoài người Kinh, Tuyên Quang còn nhiều dân tộc khác sinh sống như: Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái, Hoa… Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã góp phần sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên.

“Gái Tuyên” đẹp không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn đẹp ở nội tâm bên trong.

Đó là những nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn ở… và đặc biệt là giọng nói với phát âm rất chuẩn. Tất cả đều đã được hình thành và khẳng định bởi nguồn gốc lịch sử, yếu tố địa lý và nét văn hóa đặc trưng của miền đất xứ Tuyên.

 

Bài viết liên quan