Trầm hương

Trầm hương là phần gỗ của cây dó bầu bị nhiễm dầu

Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những “tổn thương/nhiễm bệnh”, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế  Agarwood hay Eaglewood.

Đặc điểm nổi noåi bật của trầm  hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …

2. Trầm hương có bao nhiêu loại ?

Trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều lọai, như sau:

– Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ
Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung. Kỳ nam được chia thành 4 loại:
+ Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng qúy hiếm, ít khi có, đắt giá nhất.
+ Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh lục, rất qúy hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
+ Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu,  qúy hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
+ Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, qúy và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam: nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.

– Hạng hai là trầm:

Là lọai trầm hương ít dầu, nặng, vị  đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại :
+ Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm;
+ Loại 2, sắc xanh đầu vịt , giá trị sau lọai 1;
+ Loại 3, sắc sáp xanh , gía trị sau lọai 2;
+ Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau lọai 3;
+ Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau lọai 4 ;
+ Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.

– Hạng ba là tốc
Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngòai và dài
theo thớ gỗ. Có khỏang vài chục lọai tốc, với các tên gọi như: Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa… Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau:
+ Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa.
+ Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
+ Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các lọai tốc khác.
+ Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp.
Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân lọai, đánh giá phẩm cấp trầm hương.
Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường dựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.
Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi

trầm hương

Bài viết liên quan