Bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể Trà Thái Nguyên

Bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể Trà Thái Nguyên

với mục tiêu tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của Trà Thái Nguyên, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới với đông đảo nhân dân trong nước và quốc tế, Đề án “Bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên” sẽ được triển khai từ năm 2013 đến năm 2020 với hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2013 đến 2015 thực hiện các hạng mục: Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa phi vật thể; bảo tồn, phát triển các làng nghề chè truyền thống gắn kết với phát triển du lịch; tổ chức Festival Trà Thái Nguyên; đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác tuyên truyền. Những nội dung này sẽ tiếp tục triển khai trong Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến 2020.

 

 


Đồi chè Thái Nguyên (ảnh minh họa)

 

Theo đó, các vùng chè truyền thống, nổi tiếng, gắn với phương thức sản xuất cổ truyền trên địa bàn tỉnh như: Tân Cương (TP Thái Nguyên); Trại Cài (huyện Đồng Hỷ); La Bằng (huyện Đại Từ); Vô Tranh, Tức Tranh (huyện Phú Lương); Điềm Mặc (huyện Định Hoá)… sẽ được nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hoá phivật thể đặc trưng gắn với cây chè và sản phẩm trà. Đề án cũng sẽ duy trì các lễ hội dân gian truyền thống của Thái Nguyên, lễ hội văn hoá ẩm thực trà tại các cộng đồng dân cư; góp phần khôi phục, phát triển nét thưởng trà của người Thái Nguyên nói chung và vùng dân tộc nói riêng

Bài viết liên quan