Du lịch Thái Nguyên thăm làng chè truyền thống

Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc,giữ được nhiều bản sắc văn hóa các dân tộc

 

Nổi tiếng với các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và các khu di tích lịch sử, căn cứ cách mạng, Thái Nguyên có vẻ đẹp riêng của một vùng đất đầy chất thơ, một vùng non nước hữu tình, một đô thị ngày càng đổi mới.

  • Những danh lam, thắng cảnh ở Thái Nguyên

Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Thái Nguyên chính là Hồ Núi Cốc – tên gọi một vùng đất, vùng hồ từ lâu đã gắn liền với câu chuyện tình chung thủy Chàng Cốc, nàng Công. Đây là một hồ nước nhân tạo mang vẻ đẹp tự nhiên, được xây dựng trên một khuôn viên rộng có những cảnh quan thiên nhiên đẹp và những khu vui chơi giải trí tiện nghi hấp dẫn ở phía Bắc hay phía Nam hồ.

 

Không khí ở Hồ Núi Cốc rất trong lành, mát mẻ, khung cảnh nên thơ, trữ tình, bồng bềnh như chốn tiên cảnh. Xung quanh hồ là những dãy núi xanh tươi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”, và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình phảng phất một chút màu huyền thoại, lung linh. Đứng trước hồ, bạn có thể cảm nhận được sự mênh mông của nước hồ, sự bao la của đất trời, hòa mình vào thiên nhiên, hít thở bầu không khí mát lành sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nếu có thời gian thoải mái, bạn hãy cùng bạn bè, người thân thuê tàu dạo chơi để được ngắm nhìn toàn cảnh hồ.

 

  • Điểm đến thứ hai không nên bỏ qua khi đến Thái Nguyên là làng Chè La Băng với màu xanh bao la, mênh mông, bất tận của những sóng chè uốn lượn tuyệt đẹp. Bạn đừng quên thưởng thức loại chè đặc biệt nổi tiếng này ở Thái Nguyên cũng như mua làm quà cho bạn bè và người thân.

 

  • Rừng Cấm – Vườn Quốc Gia Tam Đảo
  • là một dãy núi chia đôi hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Rừng có rất nhiều các loại động thực vật quý hiềm. Chính nhờ các loại cây cối, hoa lá, chim chóc này đã làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Tam Đảo. Đi giữa rừng là đi giữa một thế giới hoàn toàn khác – không chỉ đẹp mà có lạ, ấn tượng, cuốn hút và độc đáo. Hiện nay, rừng cấm Tam Đảo là điểm du lịch ngoạn cảnh, nghỉ dưỡng tuyệt vời, còn có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học, về hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới trên vùng núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Nằm trên vòng cung sông Ngâm, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, Nà Hang luôn có sức cuốn hút du khách với sự kỳ lạ của một vùng sinh thái đa dạng. Nà Hang có chín mươi chín ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho vùng đất này.

 

Tối đến, bên bếp lửa nhà sàn, bạn sẽ được nghe những làn điệu dân ca truyền thống như hát lượn, sli, hát then. Giọng ca của các thiếu nữ mượt mà, tha thiết những câu hát giao duyên tình tứ, cho dù đã rời khỏi Nà Hang vẫn còn lắng đọng không thể nào quên.

 

Sau khi dạo chơi Hồ Núi Cốc, đồi chè Tân Cương, các du khách có thể ghé thăm đảo Cò, với những bãi sim và rặng tre già hoang sơ là nơi trú ngụ của rất nhiều loại chim, cò quý hiếm. Dừng thuyền ở một hòn đảo nhỏ yên ả và vắng vẻ, xung quanh là trời nước, tận hưởng những giây phút thư giãn thật khó quên.

 

  • Hang Phượng Hoàng
  • là thắng cảnh này nằm trong quần thể đá vôi, rừng đặc dụng tốt tươi, kỳ vĩ của xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Tới đây, du khách vừa thưởng ngoạn cảnh vật lạ lẫm, lung linh trong hang, vừa được hưởng không khí trong lành, mát rượi. Ánh sáng từ hai cửa rọi sâu vào hang, chiếu lên các nhũ đá vôi thiên tạo, thỏa sức cho du khách ngắm nhìn nào voi chầu, kỳ lân múa, mẹ bồng con, vũ nữ, bút tháp.

 

 

Còn bạn nào muốn nghiên cứu về lịch sử các dân tộc thì Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Namở trung tâm thành phố Thái Nguyên là một nơi đáng để đến. Được lập ra cách đây hơn 30 năm đã sưu tầm 4.000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh có giá trị về những nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam – bảo tàng có những giá trị lớn để các nhà nghiên cứu lưu ý, quan tâm.

 

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có Đình Phương Độ được xây dựng vào thế kỷ 15 thờ Đức thánh Dương Tự Minh. Ngôi đình không những là nơi thờ tự, lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, những kiến trúc cổ độc đáo mà trong cuộc kháng chiến chống Pháp nơi đây còn là một cơ sở cách mạng quan trọng của Đảng. Hàng năm vào Rằm tháng giêng, ngày 4 tháng tư, mùng 10 tháng mười (Âm lịch) và các ngày lễ tết người dân Phương Độ vẫn mở hội truyền thống, có rước kiệu, múa lân, tế lễ, vật, chọi gà và vui văn nghệ thu hút đông đảo khách thập phương gần xa.

 

 . Đặc sản Thái Nguyên

Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, ẩm thực Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Nơi đây có nhiều đặc sản nổi tiếng nhưng được yêu thích nhất là chè (trà). Chè Thái Nguyên có hương đậm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ mê mẩn, không thể nào quên được.

 

Bên cạnh đó, bánh chưng Bờ Đậu cũng là một món ăn rất đặc biệt của người dân Thái Nguyên. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon vùng Định Hóa, chín rền trên bếp nhỏ lửa có màu xanh và mùi thơm hấp dẫn. Bánh chưng Bờ Đậu ngon và được nhiều người ưa chuộng là nhờ vào bí quyết riêng của người dân nơi đây, được giữ kín và lưu truyền từ đời này sang đời khác với mỗi người trong gia đình.

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có món xôi thập cẩm của đồng bào người Dao, được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm.

 

Võ Nhai không chỉ được biết đến là vùng đất lịch sử mà nơi đây còn hấp dẫn bạn với nhiều sản vật nổi tiếng. Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt của địa phương để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức.

 

Trong các món bánh của đòng bào người Tày ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.

 

Đến với Định Hóa, du khách không chỉ tìm về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà còn được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được thưởng thức các sản vật địa phương quyến rũ. Cơm lam là một món ăn giản dị của người dân Định Hóa, giản dị bởi nó gắn với những con suối nơi đầu nguồn và nương lúa bên sườn đồi, những vạt rừng tre nứa xanh ngút của đất ATK một thuở nhưng khiến du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức.

 

Bài viết liên quan