Sản phẩm trà suối giàng Yên Bái

Sản phẩm trà suối giàng Yên Bái hương thơm tự nhiên của cây trà cổ thụ, vị chát gắt, ngọt hậu, dư vị lâu hơn so với các loại trà khác

Qua khỏi đèo Ách,đặt chân đến trung tâm huyện Văn Chấn (Yên Bái) để đi lên xã Suối Giàng, vùng đất đang tồn tại rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sinh ra loại chè mang tên Shan Tuyết 13990

Đi quanh xã Suối Giàng, nhìn đâu cũng thấy chè, trừ đường giao thông và trong nhà. Những cây chè suối giàng có gốc to hơn 1 vòng tay người ôm đứng trầm mặc

000124_2

Cây chè cổ thụ ở Suối Giàng to đến người có thể đứng trên nhánh Qua nghiên cứu, ông viện sĩ người Nga này công bố cây chè ở Suối Giàng có niên đại hơn 500 năm tuổi. Và cho rằng Suối Giàng là một trong những nơi phát tích của cây chè thế giới, sau đó mới lan rộng ra các vùng khác. Đến những năm 1986-1987, tiếp tục một đoàn các nhà khoa học Nhật Bản lên Suối Giàng nghiên cứu văn hóa người Mông cũng xin cắt một cành chè về để… tính tuổi, kết quả cũng cho rằng cây chè ở đây đã có không dưới 300 năm. Họ lấy cây chè 100 năm tuổi ở Nhật Bản ra so sánh và cho biết cây chè này chỉ to hơn… cái chén, trong khi cây chè ở Suối Giàng to đến hơn 1 vòng tay người ôm.

Ðầu thế kỷ 20, người Pháp phát hiện ra rừng chè Suối Giàng, họ đem bạc trắng đổi lấy chè. Rẫy nhà nào có nhiều chè thì đổi được nhiều bạc trắng, mua được nhiều trâu, trở nên giàu có. Từ đó cây chè được chú ý chăm sóc, thậm chí còn được bà con người Mông ở đây trồng thêm.

Tuy nhiên, hiện số lượng cây chè ở Suối Giàng vẫn ổ định số lượng ban đầu vì được người dân trồng bổ sung hàng năm.”Hiện 400 ha chè ở Suối Giàng đã được giao cho 500 hộ dân trong xã quản lý.

Cây chè Suối Giàng sống trên độ cao gần 1.400m so mặt nước biển nên phải chịu thời tiết khắc nghiệt. Để tồn tại, chúng tự phủ cho mình 1 lớp lông màu trắng trên đọt trông như tuyết nên được dân địa phương đặt tên là chè Shan Tuyết

Chè sao sấy khô phải rất kỳ công,Sau khi chiếc chảo đặt trên bếp lửa khô thì chè tươi được bỏ vào, mỗi mẻ sấy từ 4 – 5 kg tùy chảo to nhỏ. Chè trong chảo được đảo liên tục trong nửa tiếng đồng hồ, nếu để chỗ nóng chỗ nguội chè sẽ bị cháy, mất chất lượng, bán ít tiền. Sau khi chè chín đều thì được trút khỏi chảo, rải mỏng lên mẹt để nguội hẳn. Sau đó lại cho vào chảo nóng tiếp tục đảo đến khô.

“Khi chè đã khô khoảng 60% phải hạ lửa, mỗi mẻ chè phải sấy khoảng 3 tiếng rưỡi đồng hồ mới khô hẳn. Sao kiểu này mọi tinh túy của chè sẽ cô đọng lại. Chè sao thủ công trông xấu mã hơn nhưng rất chất lượng tốt hơnsao-che-noi-vat-va-nguoi-thai-nguyen

Bài viết liên quan