Tại sao pha trà nước thường bị đỏ và nồng ?

Tại sao nước pha trà để lâu thường chuyển sang màu đỏ và bị xuống nước ?

Ngoài một số tác động có chủ ý thì việc nước trà bị đỏ và khó uống còn một số nguyên nhân khác,nhiều thực khách sau khi chưa tìm hiểu kỹ về trà đã vội vàng đánh giá khiến cho việc sản xuất và chế biến trà gặp không ít khó khăn tạo điều kiện thúc đậy các xưởng chế biến tìm cách thực hiện các thủ thuật để che mắt người dùng.

Điếu đó ít nhiều ảnh hưởng  tới việc đánh giá sản phẩm một cách trung thực khách quan,và tạo tiền lệ xấu cho việc sản xuất kinh doanh theo chiều hướng tiêu cực.

Có thể nhận thấy khi pha trà mà bị đỏ nước thì việc đầu tiên là khách hàng cảm thấy không thoải mãi và có cảm giác bất an nhưng để hiểu được bản chất của vẫn đề thì có lẽ khách hàng sẽ tự tìm cho mình được câu trả lời tích cực và yên tâm hơn khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trà nào .

Nguyên nhân 1 :

Theo phương diện khoa học các đặc tính lý hóa của Trà nói chung chứa nhiều chất có tính chống oxi hóa, đại diện là họ catechin, chúng có đặc tính bắt lấy các gốc tự do, làm tắt khả năng oxi hóa theo cơ chế gốc tự do vốn xảy ra rất phổ biến trong các loại dầu, mỡ, và trong cơ thể sống (một phần nguyên nhân của hiện tượng lão hóa theo thời gian).
Họ catechin bao gồm các chất: gallocatechin(GC); epigallocatechin (EGC); epicatechin(EC); epigallocatechin gallate(EGCG); gallocatechin gallate(GCG); epicatechin gallate(ECG); catechin gallate(CG); gallic acid(GA), và các đồng phân quang học của chúng.

Một điều đặc biệt là các chất họ catechin bị thay đổi cấu trúc, hoạt tính dưới tác dụng của nhiệt độ, và các yếu tố môi trường. Vì thế, việc chúng tồn tại ở dạng nào trong thức uống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách mà ta chế biến chẳng hạn như: nhiệt độ của nước dùng pha chè, loại nước(thành phần các chất hòa tan trong nước) mà ta dùng, điều kiện khí hậu,…

Trong trà thì các dạng gallate có hàm lượng nhiều nhất, và cũng ít bị biến đổi hơn các dạng khác trong quá trình chế biến do tác dụng nhiệt. Còn các dạng (+)-catechin và (-)-epicatechin sẽ có khá ít trong các loại trà sau khi pha, mặc dù đó là hai dạng có hoạt tính chống oxi hóa mà theo một số nghiên cứu là mạnh nhất trong nhóm các catechin vừa kể.
Ví dụ như: khi tăng nhiệt độ dùng để pha trà thì lượng (+)-catechin và (-)-epicatechin sẽ giảm khi đó chúng sẽ chuyển sang các dạng có ít hoạt tính hơn như EGCG, GCG,… hoặc khi để lâu ngoài không khí thì nước trà lúc đầu có màu vàng nhạt (màu sắc tùy thuộc vào từng loại trà) sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm.

Ngoài ra,trong qua trình sao sấy,trà đã trải qua các theo tác dệt men,vò và sấy khô…các chất diệp lục trong lá trà và búp trà đã bị phá vỡ và phân hủy,điều đó khiến trà chuyển màu sãnh vàng hoăc vàng cánh mật ong.

Nguyên nhân 2

Trà để lâu ( trà cũ ) đó là các sản phẩm trà sau khi chế biến chưa được bảo quản cẩn thận,sẽ khiến trà bị oxi hóa ngay khi chưa có tác dụng của nhiệt độ đó là nước,

Đặc tính của trà khô có tính hút ẩm, hút mùi rất cao chính vì vậy khi sản xuất trà đã được làm khô và bảo quản cẩn thận,trong quá trình lưu giữ và vận chuyển nếu để trà thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí và ánh nắng thì tự các hoạt chất có trong trà sẽ thay đổi,lâu dần trà trở nên ẩm và có mùi mốc và đây cũng là một trong quá trình oxi hóa khiến nước trà bị đỏ..

Nguyên nhân 3

Nước pha trà : Nước pha trà và nhiệt độ của nước cũng sẽ khiến cho trà bị đỏ,nhiều thực khách thường pha trà khi nước đang đun sôi hoặc ngâm trà lâu trong quá trình pha trà điều đó sẽ khiến trà bị đỏ và nồng

Để pha trà chuẩn thì nước đun sôi nhưng cần để nhiệt độ nước giảm ở mức 80 tới 90 độ c,sau khi pha trà thì cần phải rót hết nước trong ấm trà ra,tránh để nước ngâm lâu trong trà ( nếu để nước ngâm lâu trong trà sẽ khiến trà bị nồng và khó uống )

Theo một số tài liêu thì người ta có hưỡng dẫn là hám trà từ 3 tới 5 phút điều này có thể gây nên việc trà bị đỏ và nồng nếu khách chưa tìm hiểu kỹ về các loại trà.

Ví Dụ : đây là một bao bì hướng dẫn thực khách pha trà

Theo như bao bì này,thì khách hàng được hướng dẫn hám trà trong 5 phút,điều này đúng với trà cánh to và trà một tôm hai lá đó là trà loại này

 

Nhưng cách hám trà và cách pha trà này lại không phù hợp với các loại trà cao cấp như : trà đinh,trà nõn tôm,và trà móc câu…

Bởi vậy còn một cách pha trà khác nữa đó là  :

Cách pha trà Thái Nguyên ngon nhất ta làm theo các bước sau đây.

 Bước 1: Tráng sạch và làm nóng ấm chén (Đổ đầy nước sôi vào ấm và chén, sau đó đổ đi).  Làm như thế để trà dễ bắt hương và tạo hương thơm cho cả ấm và trà.

 Bước 2: Lấy muỗng bằng tre hoặc gỗ, lấy một lượng trà thích hợp với thể tích của ấm và số lượng người thưởng trà

 Bước 3: Đánh thức trà (rót nước sôi 80 – 90 độ C vừa đủ ngập trà, lấy tay lắc nhẹ ấm trà rồi đỏ hết nước đi).

 Bước 4: Rót tiếp  nước sôi ở nhiệt độ 80 – 90 độ C vào ấm trà, hãm 20-25-50 giây rồi rót hết nước trà ra chuyên trà rồi rót ra chén thưởng thức (nếu có chuyên trà). Nếu trường hợp không có chuyên trà, bạn hãy rót trà từ ấm ra những chén nhỏ, bạn hãy rót mỗi chén 1/3 chén trà, rồi lại rót quay lại đến khi hết nước trà trong ấm để tránh trường hợp có chén đậm hơn và nhạt hơn.

Nguyên nhân thứ 4

Chất lượng trà :Chất lượng trà cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến trà đỏ nước và không được thơm ngon,chất lượng trà cũng được phản anh qua giá tiền khách bỏ ra mua trà .

Với sản phẩm trà cao cấp thì việc trà đỏ nước và xấu nước thường là rất khó xảy ra,chỉ ít trường hợp bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các yếu tố vừa kể trên

Vậy một chén trà thế nào được phản ảnh chât lượng trà ngon,một chén trà ngon khí bản thân sản phẩm trà hội tụ đủ các yêu tố Màu nước,hương sắc,vị,hậu và cánh trà  !

Ý kiến 1 :

Chè búp loại ngon cánh trà thường săn nhỏ và cong như cái móc câu.Khi pha, thả búp chè vào ấm sành sứ cứ nghe tiếng roong roong. Ðể một dúm chè trong lòng bàn tay hà hơi vào đã thấy mùi thơm ngầy ngậy nhai thử vài cánh chè cảm nhận được vị bùi, chát, ngọt đậm đà nhả bã lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp, vặn thử thấy nước và bã xanh rờn như chè tươi.

Ý kiến 2 :

“Chè ngon là loại chè đảm bảo toàn diện các yếu tố sau:

– Về màu nước chè sau khi pha phải đảm bảo 5 tiêu chí: Trong, Xanh, Vàng, Sáng và Sánh. Giải thích cụ thể:

+ Nước chè phải trong, không có vẩn đục.

+ Nước chè phải xanh, không được ngả đỏ.

+ Nước chè phải sáng, không được xỉn màu.

+ Nước chè phải sánh và có ánh vàng như mật ong.

Tuy nhiên,có thể nhận thấy trà ngon sẽ không có những bất thường về mùi,vị và đảm bảo đầy đủ tất cả tiêu chí kể trên.

Những hình ảnh nước trà chuẩn vị

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Ngoài ra,còn các yếu tố và nguyên nhân khác như cách sao sấy trà,đặc tính trà theo vùng miền,trà kém chất lượng và trà giả nhãn hiệu…

Lưu ý : Nếu khách hàng mua phải trà kem chất lượng và có mùi vị lạ thì nên tham khảo ý kiến người bán hàng và tìm hiểu thêm tránh tình trạng sử dụng phải sản phẩm không có lợi cho sức khỏe

Trên đây là một số chia sẽ của xưởng trà thái nguyên tới quý vị để chúng ta có thể nắm bắt thêm thông tin về trà cũng như quy trình pha chế và cách bảo quản trà làm sao được tốt nhất, luôn luôn đem lại giá trị trên mỗi chén trà cho quý vị.

Để liên hệ mua trà quý khách

Đặt hàng trực tiếp từ xưởng sản xuất,phục vụ tại nhà miễn phí vận chuyển,giá rẻ chất lượng ổn định !

Chúng tôi mong được sự ủng hộ và đón nhận từ phía Quý khách mọi chi tiến xin liên hệ với Xưởng chè thái nguyên để được tư vấn miễn phí.

Xưởng chè Thái Nguyên

Địa chỉ : Xóm La Nạc, Xã La Bằng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

☎️ HOTLINE 0987 414 986 (Zalo)

Wedsite : tralabang.com

Bài viết liên quan